Trong nhiếp ảnh không có một quy tắc nào là luôn đúng. Trong thiết kế cũng vậy nhưng chúng ta cần một sự cân bằng cho bức ảnh chính vì thế ta cần có những bố cục hợp lý. Những quy tắc sau sẽ làm cho bức ảnh của chúng đẹp hơn, ấn tượng hơn, bố cục hợp lý hơn.
Quy tắc Một phần ba
Quy tắc Một phần ba
Bức ảnh được chia thành 9 phần, bởi 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang. Trong quy tắc Một phần ba, bạn nên đặt các phần quan trọng của khung cảnh dọc theo các đường kẻ, hoặc ở các điểm mà chúng giao nhau.
Các yếu tố cân bằng
Khi đặt một chủ thể lệch khỏi tâm của bức ảnh, như khi áp dụng quy tắc Một phần ba, điều đó sẽ làm bức ảnh thú vị hơn, nhưng cũng làm lộ ra một phần trống trong ảnh. Bạn nên cân bằng "trọng lượng" của chủ thể trong ảnh bằng cách đưa vào một chủ thể khác, ít quan trọng hơn, để lấp vào chỗ trống đó.
Đường dẫn ánh nhìn
Khi nhìn vào một bức ảnh, đôi mắt chúng ta sẽ tự nhiên nhìn vào các đường kẻ. Bằng cách suy nghĩ về việc đặt các đường kẻ trong bố cục, bạn có thể tác động đến cách người xem nhìn tấm ảnh, thu hút ánh nhìn vào chủ thể chính, hay lướt qua khung cảnh. Có rất nhiều loại đường dẫn – thẳng, chéo, cong, zigzag… – và mỗi loại đều có thể cải thiện được bố cục của bức ảnh.
Các khuôn mẫu và sự đối xứng
Xung quanh chúng ta có rất nhiều mẫu hình có tính đối xứng, cả trong tự nhiên và do con người tạo ra. Chúng có thể tạo nên bố cục rất bắt mắt, nhất là khiến người xem bất ngờ khi trong một khung cảnh đặc biệt lại có thể xuất hiện sự đối xứng. Một cách sắp xếp bố cục khác là phá bỏ khuôn mẫu đối xứng, bằng cách tạo ra các tiêu điểm lệch trung tâm.
Góc chụp
Hãy dành thời gian để nghĩ xem bạn sẽ tạo cho người xem nhìn thấy chủ thể ở góc nào. Góc của chủ thể có ảnh hưởng lớn tới bố cục của bức ảnh, và do đó có thể thay đổi thông điệp muốn chuyển tải. Thay vì góc nhìn ngang tầm mắt, hãy thử với góc nhìn từ trên cao xuống, từ dưới nhìn lên, từ bên cạnh, đằng sau, xa hay gần…
Nền của ảnh
Đã bao nhiêu lần bạn xem ảnh và thấy rằng bức ảnh thiếu ấn tượng, bởi chủ thể bị lẫn vào một nền có quá nhiều đối tượng đằng sau? Mắt người có thể nhận biết rất nhanh các yếu tố bị lẫn vào nhau. Bạn có thể dễ dàng khắc phục vấn đề này – để chủ thể trên một nền đơn sắc và không gây chú ý, người xem sẽ hoàn toàn tập trung vào chủ thể chính của ảnh.
Độ sâu của bức ảnh
Do ảnh diễn tả hình ảnh hai chiều, ta cần chọn bố cục kĩ lưỡng để đảm bảo bức ảnh có thể diễn tả được độ sâu. Bạn có thể tạo chiều sâu cho bức ảnh bằng cách đưa vào các đối tượng ở cả phần trước, giữa và sau của khung hình. Bạn cũng có thể che bớt một phần của chủ thể bằng một chủ thể khác. Mắt người có thể nhận ra các lớp trong bức ảnh và tách biệt chúng ra, tự tạo thành một bức ảnh có chiều sâu.
Đóng khung
Có rất nhiều sự vật có thể tạo thành các khung ảnh tự nhiên, như cây cối, những con đường hay hố sâu. Bằng cách đặt các sự vật này quanh bố cục của bức ảnh, bạn có thể tách chủ thể chính ra khỏi khung cảnh bên ngoài. Nhờ đó ánh nhìn của người xem sẽ tự nhiên được dẫn vào điểm quan trọng nhất của ảnh.
Tập trung vào chủ thể chính
Thường thì một bức ảnh sẽ không gây ấn tượng nếu như chủ thể chính quá nhỏ, khiến cho nó bị hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Bằng cách đặt khung ảnh thật sát vào chủ thể chính, bạn sẽ loại bỏ được sự chú ý của người xem vào môi trường xung quanh, đảm bảo chủ thể chính có được sự chú ý cần thiết.
Qua bài viết lần này hy vọng phần nào các bạn hiểu được bố cục của một bức ảnh. Làm thế nào để bức ảnh thể hiện vừa đủ, nổi bật chủ đề mong muốn.
PS: Chúc các bạn thành công. " Tư duy ở bạn"!
PS: Chúc các bạn thành công. " Tư duy ở bạn"!
Follow Us