Bạn sẽ trả lời thế nào nếu nhận được câu hỏi về "Sở trường", "Sở đoản"? Việc PR một cách hiệu quả tính cách bản thân và những điều sẽ ứng dụng được trong công việc tương lai rất quan trọng trong buổi phỏng vấn. Bài viết này sẽ tập hợp những ví dụ về câu trả lời cho câu hỏi này. Không chỉ có ích cho phỏng vấn, nó còn có ích khi viết Sơ yếu lý lịch.
【Sở trường】Tính hòa nhập
・Hòa nhập với mọi người, giúp công việc tiến triển 1 cách dễ dàng. (Ví dụ)
Tôi nghĩ rằng trong công việc, để mối quan hệ với đồng nghiệp được diễn ra thuận lợi, thì tính hòa nhập là cần thiết. Vì vậy, tôi luôn lắng nghe ý kiến từ mọi người.
【Sở đoản】Tính chủ nghĩa cá nhân cao
・Thường nhấn mạnh ý kiến của bản thân(Ví dụ)
Tôi có nhược điểm là thường nói quá thẳng thắn quan điểm của bản thân. Vì thế, tôi luôn tự nhủ cần phải để ý tới tình hình, hoàn cảnh xung quanh, để ý đến suy nghĩ của đối phương để khắc phục nhược điểm này
【Sở trường】Chăm chỉ
・Thành thực, chăm chỉ (Ví dụ)
Để đáp ứng được kỳ vọng của bản thân, và thấy được sự vui mừng trên gương mặt của mọi người.
Tôi luôn chăm chỉ làm việc, không hối hận với những gì mình đã cố gắng.
【Sở trường】Là người luôn hướng tới tương lai tươi sáng
・Lạc quan(Ví dụ)
Nhanh chóng đứng lên và làm lại sau thất bại. Quan điểm của tôi: luôn nhận được bài học sau mỗi thất bại. Từ thất bại này, có thể dẫn tới những giá trị khác.
(Nêu thêm ví dụ cụ thể )
【Sở đoản】Dễ phân vân
・Dễ phân vân, dẫn tới khó lựa chọn(Ví dụ)
Khi cần quyết định một vấn đề, tôi thường suy nghĩ quá nhiều, khiến cho bản thân gặp khó khăn khi phải lựa chọn. Tuy nhiên, để khắc phục nhược điểm này, tôi tập thói quen phân định đâu là điều cần quyết định ngay, rõ ràng, đâu là điều cần suy nghĩ kỹ để quyết dịnh.
【Sở trường】cẩn trọng
・Kỹ tính, yêu cầu cao(Ví dụ)
Cẩn trọng trong việc giải quyết vấn đề, công việc
【Sở đoản】Không có chính kiến
・Nghĩ rằng ai cũng là người tốt(Ví dụ)
Vì muốn thân thiết với mọi người, nên đều nghĩ tốt về họ. Tôi sẽ khắc phục điều này bằng cách suy nghĩ kỹ về lời nói của đối phương, tránh bị lừa dối, khi cần thiết sẽ nói rõ ý kiến, suy nghĩ của mình
【Sở trường】Mood Maker ( người tạo cảm xúc )
・Dễ dàng làm dịu đi tình hình, tạo cảm xúc tích cực cho mọi người (Ví dụ)
Tôi rất vui vì tạo được cảm xúc tích cực cho mình
【Sở trường】Hành động chậm trễ
・Hành động chậm trễ hơn so với những người khác(Ví dụ)
Do luôn quá cẩn trọng, suy nghĩ chắc chắn, dành thời gian để bản thân hiểu rõ vấn đề, nên cũng có khi tôi hành động chậm hơn so với người khác. Để có thể hoàn thành công việc sớm hơn kỳ hạn, tôi sẽ quyết định rõ ràng thứ tự ưu tiên công việc trước khi bắt tay vào hành động.
【Sở trường】Để ý đến những điều xung quanh
・Có thể để ý và biết những điều đối phương đang cần (Ví dụ)
Hiểu đối phương đang cần gì, để có hành động hợp lý.
【Sở đoản】Nóng tính
・Nóng tính, dễ nổi giận(Ví dụ)
Có xu hướng hay nóng giận, nhất là với những gì mình quan tâm, bỏ công suy nghĩ. Khắc phục bằng cách trấn tĩnh bản thân, bình tĩnh để phán đoán.
【Sở trường】Có năng lực phán đoán
(Ví dụ)
Có thể nhanh chóng phán đoán đâu là cách làm có hiệu quả tốt nhất.
【Sở đoản】Hấp tấp
・Hấp tấp, dễ phát sinh sai sót (Ví dụ)
Ưu điểm: Hành động nhanh chóng, ngay lập tức, tốt khi làm công việc cần tốc độ cao. Nhưng trong nhiều trường hợp không suy nghĩ kỹ càng, thấu đáo, cần thay đổi bằng cách thay vì dọn dẹp hậu quả thì sẽ làm mọi việc cẩn trọng, chậm rãi hơn.
【Sở trường】Khoan dung
・Mọi người thường hay nói tôi là người「Khoan dung」(Ví dụ)
Không quá bận tâm đến sai sót, lỗi lầm của người khác.
【Sở đoản】Dễ lo lắng
・Lo lắng, dễ suy nghĩ với cả những việc rất nhỏ.(Ví dụ)
Tôi là người hay lo lắng, tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tính cách này đôi khi cũng cần trong công việc . Tôi nghĩ bản thân mình cần cố gắng trong công viêc nhưng không nên quá đặt nặng vấn đề.
【Sở trường】Biết lắng nghe tâm sự của đối phương・Biết chăm sóc người khác(Ví dụ)
Tôi thường hay được mọi người xung quanh, bạn bè xin ý kiến, lời khuyên.
【Sở đoản】Dễ chấp nhận, dễ bảo, dễ nhờ vả
・Dễ chấp nhận tất cả mọi thứ, luôn nói “Vâng, vâng”(Ví dụ)
Vì là người dễ nhờ vả, nên tôi thường khó từ chối khi được nhờ. Tôi sẽ cố gắng khắc phục bằng cách chỉ nhận lời làm những công việc mà đối phương thực sự cần sự giúp đỡ và học cách từ chối ( Cho ví dụ, cách khắc phục )
【Sở trường】Năng động, hoạt bát
・Có khả năng làm được nhiều việc(Ví dụ)
Nếu được làm công việc liên quan đến web, tôi sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, thuộc nhiều ngành nghề và có thể hiểu được nhiều ngôn ngữ, từ đó nhận được nhiều kinh nghiệm quý báu từ công việc, vận dụng được trong nhiều hoàn cảnh
【Sở đoản】Chậm
・Tốn nhiều thời gian làm việc(Ví dụ)
Tốn nhiều thời gian để nắm bắt rõ sự việc. Tuy nhiên, do làm cẩn thận từng phần nên tôi tự tin vào thành quả lao động của mình
【Sở trường】Sức chịu đựng tốt
・Khi đã bắt đầu câu việc, ngay cả khi có những bất mãn hay bất bình vẫn có thể vượt qua và hoàn thành tốt công việc.(Ví dụ)
Tôi thường bắt đầu công việc với một tâm lý thoải mái, và không muốn bỏ dở công việc giữa chừng. Do đó, dù có khó khăn, tôi cũng quyết tâm vượt qua để hoàn thành công việc đến cùng.
【Sở đoản】一Hay nhận hết công việc về mình
・Nhận hết công việc về mình, dẫn đến kết quả là có quá nhiều việc phải làm.
(Ví dụ )
Tôi là người có ý thức trách nhiệm cao.Tuy nhiên, cũng bởi tính cách này, nên tôi thường ôm đồm nhiều việc, và nhận quá nhiều công việc về mình.
【Sở đoản】Vội vàng, thiếu kiên nhẫn
・Làm luôn mọi việc, ngay lập tức, dẫn đến thất bại trong một số trường hợp.
(Ví dụ)
Tôi là người hành động ngay khi có ý định nảy ra trong đầu. Do chưa suy nghĩ kỹ nên đôi khi có thất bại trong một số trường hợp. Vì vậy, mục tiêu tôi đề ra cho bản thân là phải suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động.
【Sở trường】Khéo léo trong cách ứng xử
・Đây là 1 điểm mạnh mà ai cũng cần có.(Ví dụ)
Tôi thường hoàn thành xong sớm các đề tài, báo cáo để có thời gian hỗ trợ, giúp đỡ mọi người
【Sở đoản】Quá quan tâm đến người khác
・Bị nói là người hay làm quá, quan tâm người khác quá mức(Ví dụ)
Tôi thường chăm sóc em trai/em gái quá kỹ càng, và bị nói là quan tâm quá mức. Do hơn tuổi, nên tôi không thể không quan tâm em trai/em gái tôi được, tuy nhiên, tôi sẽ điều chỉnh mức độ quan tâm hợp lý để không trở nên quá áp đặt.
【Sở đoản】Hơi bảo thủ
・Khó tiếp thu ý kiến của người khác
(Ví dụ)
Trước kia, tôi là người theo đuổi ý kiến của mình đến cùng, và là người khá bảo thủ. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu làm trong ngành báo chí, tôi đã rèn được cho mình thói quen lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác .
【Sở trường 】Nghiêm túc
・Theo đuổi những việc mình cho là đúng 1 cách nghiêm túc(Ví dụ)
Khi còn học đại học, tôi chưa bao giờ bỏ hay đi muộn các tiết học và luôn nỗ lực trong tất cả mọi việc
【Sở đoản】Hay lo lắng
・Là người dễ lo lắng trước tất cả mọi việc
(Ví dụ)
Tôi thường đến trước giờ hẹn 2 tiếng đồng hồ, và không ngủ được vào buổi tối trước ngày phỏng vấn.
Kết: Khi nói về sở trường, bạn phải nêu bật được những điểm mạnh của bản thân, đồng thời những điểm mạnh đó phải liên quan, có ích cho công việc của bạn. Ngược lại, nói đến sở đoản, ngoài kể đơn thuần, bạn còn phải nói thêm về cách bạn khắc phục sở đoản đó. Và dù nói đến vấn đề gì, đừng quên kể 1 ví dụ thực tế, ngắn gọn để tăng tính thuyết phục cho phần phỏng vấn của mình đấy nhé.
10:20:00
Bạn sẽ trả lời thế nào nếu nhận được câu hỏi về "Sở trường", "Sở đoản"? Việc PR một cách hiệu quả tính cách b...
ĐĂNG BỞI: Unknown
Chào các bạn chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ cho bạn một cảm xúc gì đó! rất mong các bạn đóng góp ý tưởng để CLUB Giọt Hồng Xứ Tuyên ngày càng phát triển lớn mạnh!